Phụ nữ Kenya giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng băng vệ sinh

Women with a disability in Kenya who earn a living stitching reusable sanitary pads (AP).png

Không có đủ tiền để mua các sản phẩm vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt là một vấn đề lớn đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới. Một tổ chức từ thiện ở Kenya đang giúp đỡ những phụ nữ khuyết tật ở thành phố ven biển Mombasa kiếm sống bằng cách sản xuất băng vệ sinh tái sử dụng.


Một nhóm phụ nữ ở Kenya sử dụng sức mạnh đôi chân để vận hành máy may đạp chân của họ, hầu làm băng vệ sinh có thể giặt được.

Mỗi miếng băng vệ sinh màu sắc tươi sáng đều độc đáo và chúng là phao cứu sinh cho những người phụ nữ khuyết tật ở Mombasa.

Charity Chahasi, là giám đốc của Tunaweza Foundation một tổ chức phi chính phủ, đã thiết lập chương trình để giúp phụ nữ khuyết tật kiếm sống.

"Chúng tôi thành lập Tunaweza vào năm 2000, nhưng chúng tôi bắt đầu sản xuất băng vệ sinh tái sử dụng vào năm 2015. Tại sao chúng tôi thành lập tổ chức hoặc nhóm?".

"Chúng tôi bắt đầu với tư cách là một nhóm gồm 10 phụ nữ khuyết tật, nơi chúng tôi thực sự tìm cách giúp cho bản thân về mặt kinh tế, do chúng tôi không thể đi ăn xin trên đường phố”, Charity Chahasi.
Băng vệ sinh có thể trông không có vẻ gì đặc biệt, nhưng chúng là phao cứu sinh ở một đất nước, mà người khuyết tật phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và thường sống trong cảnh nghèo đói.

Tunaweza hướng đến mục tiêu cải thiện cuộc sống của phụ nữ và những người trẻ khuyết tật, bằng cách cung cấp các cơ hội bình đẳng và dịch vụ xã hội.

Bà Chahasi cho biết, băng vệ sinh tái sử dụng có giá cả phải chăng hơn băng vệ sinh dùng một lần và băng vệ sinh dạng tampon và chúng cũng tốt hơn cho môi trường.

"Băng vệ sinh tái sử dụng của chúng tôi có giá thành phải chăng. Tại sao lại có giá thành phải chăng?".

"Nó có giá thành phải chăng vì khi tôi sử dụng nó, tôi có thể tái sử dụng lại, bạn không mua thêm băng vệ sinh khác và nó có thể sử dụng trong 3 năm".

"Sau đó bạn thậm chí có thể mua thêm 1 băng vệ sinh khác sau 3 năm, nhưng với băng vệ sinh loại kia thì bạn phải mua hàng tháng, vì vậy nó rất đắt".

"Nó cũng thân thiện với môi trường vì băng vệ sinh kia chỉ bị vứt đi".

"Mọi người chỉ vứt nó đi và nó làm hỏng môi trường của chúng ta, làm hỏng đất đai của chúng ta”, Charity Chahasi.

Mặc dù thành công, Tunaweza vẫn phải đối mặt với những thách thức trong sản xuất và đưa sản phẩm của họ ra thị trường.

Tuy nhiên bà Chahasi cho biết, trong một tuần thuận lợi, họ có thể sản xuất được 3.000 băng vệ sinh.

"Một trong những thách thức mà chúng tôi gặp phải là máy móc".

"Chúng tôi cần máy móc điện công nghiệp, để có thể sản xuất nhanh hơn và nhiều hơn, khi chúng tôi có những máy móc đó".

"Một vấn đề khác là giao thông, vì chúng tôi gặp vấn đề về giao thông vì chúng tôi là những người khuyết tật, khó khăn trong khả năng di chuyển”, Charity Chahasi.

Nhờ chương trình phổ biến, Tunaweza hiện tuyển dụng hơn 20 người.
Đây là một chiến thắng lớn cho cả người lao động và khách hàng hài lòng, như sinh viên đại học Anne Kewa.

Cô Kewa cho biết băng vệ sinh có thể giặt được, đã giúp cô thực hiện cuộc sống hàng ngày của mình.

"Việc học trung học của tôi rất khó khăn, trước khi tôi bắt đầu sử dụng băng vệ sinh tái sử dụng".

"Tôi đã sử dụng những loại 'cũ' và tôi không thoải mái với chúng, đôi khi tôi bị nhiễm trùng".

"Sau đó, tôi bắt đầu sử dụng băng vệ sinh tái sử dụng và cho đến nay, tôi không còn bị đau bụng nữa và cảm thấy rất thoải mái".

"Khi học đại học, tôi chơi bóng rổ và khi nhảy, tôi không gặp khó khăn gì, vì băng vệ sinh rất tốt và thoải mái”, Anne Kewa.

Năm 2017, Chính phủ Kenya tuyên bố sẽ cung cấp băng vệ sinh miễn phí cho các nữ sinh trong trường.

Chính phủ cho biết các bé gái sẽ mất 2 tuần học trong mỗi học kỳ, nếu không đủ khả năng mua sản phẩm vệ sinh.

Theo cơ quan giáo dục của Liên Hiệp Quốc, cứ 10 bé gái ở vùng cận Sahara châu Phi, thì có 1 bé nghỉ học trong kỳ kinh nguyệt.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share